Khi ra nắng, cơ thể sẽ có phản ứng tự vệ thông qua các cơ chế sau: Tăng độ dày của lớp sừng, giúp che chắn tốt hơn các tác động của tia UV, tăng cường sản sinh sắc tố da melanin, tăng tiết acid urucanic. Các phản ứng này giúp bảo vệ cơ thể, đặc biệt là bảo vệ làn da hạn chế được các tác động bất lợi của tia UV. Tuy nhiên,hầu hết chúng luôn luôn kèm theo những phản ứng phụ gây nên những vấn đề cho da.
- Phản ứng tăng độ dày của lớp sừng làm cho lớp sừng dày và cứng hơn khiến cho da trông sần và sạm lại, hơn nữa việc này còn gây tắt nghẽn lỗ chân lông, dầu không tiết ra được tạo môi trường thuận lợi cho khuẩn mụn phát triển, đồng thời những khuẩn mụn này sẽ không ngừng sinh sôi chứ không bị chết đi do không tiếp xúc được với O2 (lớp sừng cản lại).
- Phản ứng tăng cường sản sinh sắc tố da melanin: đối với da khỏe, khi không tiếp xúc với ánh nắng nữa thì sau một thời gian ngắn các sắc tố da này sẽ dần dần phân hủy và trả lại màu da như ban đầu. Tuy nhiên đối với những loại da khô, không được dưỡng ẩm tốt và có sẵn các vết sắc tố nằm bên trong da thì sau khi trồi lên chúng sẽ chuyển biến thành nám và đốm nâu, đồi mồi, không hồi phục.
Dày sừng quang hoá gây bít tắc lỗ chân lông gây mụn
Vì vậy, sử dụng các biện pháp chống nắng luôn luôn thực sự cần thiết để bảo vệ da.Có 2 biện pháp chống nắng, đó là chống nắng bằng trang phục và chống nắng bằng mỹ phẩm.
Phân loại các sản phẩm chống nắng: Về cơ bản, các sản phẩm chống nắng được chia thành 2 loại:
Chống nắng vật lý: các chất thường hay được sử dụng là kẽm oxyd và titan oxyd.
Cơ chế: các chất này sẽ tạo thành một hàng rào bảo vệ làn da khỏi tia UV theo cơ chế phản xạ. Các tia UV khi chiếu vào sẽ bị phản xạ ngược lại hoàn toàn theo một hướng khác.
Ưu điểm:
- Ít gây kích ứng da
- Thời gian tác dụng lâu dài
- Dễ bảo quản
- Kẽm oxit có khả năng kháng viêm, giúp làm dịu da mụn
Nhược điểm: độ chống nắng thường thấp (10-15) do khó khăn trong bào chế (kẽm oxyd và titan oxyd là các chất không tan, nếu bào chế với hàm lượng lớn sẽ gây đặc, vón cục sản phẩm).
Chống nắng hóa học: các chất thường hay được sử dụng là benzophenone, oxybenzone và avobenzone.
Cơ chế: hấp thu năng lượng tia UV. Khi tia UV chiếu lên bề mặt da, các chất chống nắng hóa học sẽ hấp thu năng lượng để thực hiện phản ứng hóa học chuyển thành một chất khác.
Ưu điểm: Có thể bào chế được các loại kem chống nắng với SPF tùy ý (cao thấp đều được).
Nhược điểm:
- Tác dụng thường ngắn, phải thay đổi lớp kem chống nắng sau mỗi vài giờ để duy trì tác dụng.
- Khả năng gây kích ứng cao hơn chống nắng vật lý.
- Điều kiện bảo quản khắt khe hơn chống nắng vật lý, phải bảo quản ở nơi mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bởi tia UV sẽ chuyển hoạt chất chống nắng thành chất chuyển hóa không còn tác dụng.
Cơ chế chống nắng vật lý và chống nắng hoá học
Một số chỉ số chống nắng hay dùng:
- SPF25, SPF28 và SPF39 thường được sử dụng cho vùng mặt.
- SPF50 thường được sử dụng cho vùng cổ, ngực và tay. Không nên sử dụng các sản phẩm chống nắng có SPF quá cao trên da mặt vì khi SPF càng cao thì đồng nghĩa với việc lượng chất chống nắng hóa học chứa trong đó càng nhiều cũng như thể chất dầu tăng lên sẽ rất dễ gây kích ứng da, bít tắt sinh mụn.
Chỉ số chống nắng SPF
Kem chống nắng cần được sử dụng vào buổi sáng và cần thoa lại nếu chuẩn bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn 15 phút. Có thể chọn kem dưỡng ẩm kết hợp chống nắng, hay phấn nền kết hợp chống nắng hoặc ta thoa kem chống nắng sau khi đã thoa kem dưỡng ẩm. Cần lưu ý là kem chống nắng dùng hàng ngày nên có độ chống nắng SPF từ 15 trở lên.