Thay Da Bằng Acid Glycolic

Acid glycolic là một acid rất thông dụng, thuộc nhóm AHAs, một nhóm các acid thiên nhiên được chiết xuất từ một số loại cây và trái cây.  Acid glycolic làm suy giảm lớp sừng bảo vệ da và tăng cường sự xâm nhập của các thuốc bôi tại chỗ, nó hoạt động bằng cách kích thích tăng trưởng da, tăng sinh collagen và tẩy tế bào chết, khi thoa acid glycolic lên da, nó sẽ phản ứng với lớp biểu bì ngoài cùng, làm lỏng lẻo các liên kết lipid tránh các tế bào chết tụ lại với nhau.  Hơn nữa, nó còn kích thích sản sinh các glycos-aminos-glycans như acid hyaluronic. Kết quả là trả lại một bề mặt da láng mượt hơn, trẻ trung hơn.

Một lợi ích khác từ acid glycolic là đưa dưỡng chất vào lớp da mới được tẩy tế bào chết.  Acid glycolic còn làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn, đồi mồi cũng như các tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra.  Khi sử dụng cùng với các polyvitamin, acid glycolic còn giúp làm giảm các vết rạn da.  AHAs cũng giúp làm thông thoáng lỗ chân lông và do đó làm giảm sự phát triển của mụn. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một tác động ức chế nữa của acid glycolic trên quá trình tổng hợp melanin thông qua hoạt động của enzyme tyrosinase trong tế bào melanoma, tác dụng này giúp điều trị bệnh xạm da Acid glycolic là thành phần chính thường dùng trong điều trị nhăn da và mụn dầu.

Quá trình peel da

Acid glycolic thích hợp cho thay da hóa học ở mức bề mặt, không thích hợp thay mức trung bình hay sâu, nồng độ acid glycolic thường từ 30 – 70 %, khả năng hấp thu của acid glycolic tùy thuộc vào PH công thức pha chế. PH càng thấp, khả năng thấm của acid càng cao.

Hổn hợp pha chế để thay da có thể dùng dung môi chính là nước hoặc pha trộn thêm với cồn, propylen glycol, cũng có thể ở dạng gel.  Trước khi áp dụng phương pháp thay da, phải vệ sinh thật sạch vùng da bằng cồn, có thể dùng gạc hoặc chải mềm.  Trong quá trình thay da, bác sĩ hay kỹ thuật viên cần quan sát phản ứng da của bệnh nhân. Nếu có những đốm trắng xám xuất hiện trên bề mặt da chứng tỏ lớp biểu bì đang bị bong ra (thường xảy ra sau khi bắt đầu bôi acid glycolic lên da từ 3 đến 7 phút), nếu thấy xuất hiện những hạt hình dạng như hạt sương đọng dưới da chứng tỏ đã có sự tủa protein ở lớp trung bì (hiện tượng frosting). Quá trình thay da nên dừng lại tại đây, bác sĩ hay kỹ thuật viên có thể trung hòa da bằng natri bicarbonate 10%. Liệu trình này thường áp dụng để điều trị mụn trứng cá, nám, bỏng nắng. Làn da sau thi thay bằng acid glycolic còn khá nhạy cảm với ánh nắng nên bệnh nhân cần hạn chế ra ngoài trời và cần sử dụng các biện pháp chống nắng phù hợp.

Những rủi ro khi thay da hóa học bằng acid glycolic:

  • Sẹo
  • Nhiễm trùng
  • Tái hoạt động của herpes simplex
  • Đôi khi gây tăng sắc tố da

Hồi phục sau Peel

  • Tất cả các bệnh nhân sẽ có một thời gian hồi phục, chiều dài của nó phụ thuộc vào mức độ peel nông hay sâu. Peel sâu có thể mất hàng tuần để làn da phục hồi.  Peel sâu thường đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp gây tê thích hợp
  • Làn da sau khi peel hóa học đặc biệt nhạy cảm, bệnh nhân cần phải có biện pháp chống nắng phù hợp như hạn chế ra nắng, thoa kem chống nắng vật lý, đội mũ rộng vành, hạn chế bụi bẩn.

Trả lời