RƯỢU VÀ CÁC RỐI LOẠN VỀ LÀN DA

Cồn là một nguyên nhân hàng đầu gây ra các rối loạn và thậm chí tử vong trong xã hội, liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe bao gồm suy gan, tổn thương thần kinh, rối loạn huyết học và thiếu hụt dinh dưỡng. Nhiều tình trạng về da liên quan đến bệnh gan do nghiện rượu mạn tính, rượu có thể trực tiếp ảnh hưởng đến da hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về da. Đặc biệt, làm dụng rượu có liên quan đến sự phát triển của vẩy nến và eczema, cũng như làm tăng tính nhạy cảm với mẫn cảm da và nhiễm trùng hệ thống. Lạm dụng chất kích thích chứa cồn cũng làm trầm trọng thêm tình trạng rosacea, loạn chuyển hóa porphyria và mụn trứng cá ở tuổi vị thành niên.

Sinh lý học của độc tính do rượu

Rượu gây ra một loạt các rối loạn về sinh lý trong cơ thể con người. Rượu gây độc tế bào gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan và sau cùng là xơ gan. Rượu cũng gây độc với tủy xương, đặc biệt là các tế bào T, do đó dẫn đến suy giảm chức năng miễn dịch. Hệ thống tim mạch cũng có thể bị ảnh hưởng bất lợi do sử dụng rượu quá nhiều. Cụ thể, suy tim cung lượng cao, cao huyết áp và giãn mạch ngoại vi có thể là hậu quả của việc nghiện rượu mạn tính và cấp tính. Cuối cùng, làm dụng rượu dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, bao gồm thiếu hụt vitamin và các nguyên tố vi lượng, sau đó là ảnh hưởng tới sự hấp thu ở đường ruột. Tất cả các tình trạng sinh lý này có thể góp phần vào sự phát triển của các bệnh về da.

Rượu và các rối loạn về da

Bất thường về da liên quan đến chứng nghiện rượu là do trực tiếp từ các tác động có hại của rượu hoặc gián tiếp gây ra do hoạt động kém của các hệ thống cơ quan khác.

Thay đổi da gián tiếp gây ra do rượu

Phần lớn các biểu hiện da liên quan đến việc sử dụng rượu quá mức được gián tiếp thông qua sự suy giảm của các hệ thống cơ quan khác nhau. Rối loạn chức năng gan làm suy giảm estrogen và chuyển hóa muối mật, dẫn đến ban đỏ ở lòng bàn tay và ngứa. Nghiện rượu ở nam giới dẫn đến hội chứng hyperestrogenic (tăng estrogen, giảm testosterone ở nam giới).

Nhiễm trùng da bề mặt và hệ thống, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, là một tình trạng phổ biến ở những người nghiện rượu. Tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn có thể do nhiều yếu tố, bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến rượu kết hợp với suy giảm miễn dịch. Đáng chú ý nhất, thiếu hụt kẽm và vitamin C dẫn đến khả năng chữa lành vết thương kém, làm suy yếu hàng rào niêm mạc và hàng rào miễn dịch thay đổi với nguy cơ nhiễm trùng tăng lên.

Sự kém hấp thu kết hợp với nghiện rượu có thể gây ra những bất thường ở da. Viêm miệng, sưng lưỡi, nổi mụn vùng kín, nứt da, máu bầm là một vài biểu hiện ở da.

Thay đổi da trực tiếp gây ra do rượu

Loạn chuyển hóa porphyrin ở da (Porphyria cutanea Tarda  – PCT) là một rối loạn trao đổi chất với những biểu hiện ở da do sai sót trong tổng hợp heme ở gan. PCT là kết quả của sự thiếu hụt một trong những enzyme ở gan tham gia vào quá trình chuyển hóa porphyrin, đặc biệt là uroporphyrinogen decarboxylase. Sự tích lũy của tiền chất photoreactive porphyrin làm cho da cực kì nhạy cảm.

Rượu làm suy yếu trung tâm vận mạch của não, bao gồm giãn mạch ngoại vi. Do đó, sự giãn mạch dưới da này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rosacea, góp phần làm nặng thêm nốt đỏ và đỏ bừng. Rượu cũng thúc đẩy ban đỏ trên da mặt ở những người không bị rosacea thông qua thiếu hụt di truyền liên quan đến một enzym chuyển hóa rượu. Hiện tượng này thường xảy ra ở Châu Á, nghiên cứu cho thấy 50% dân số thiếu hụt aldehyde dehydrogenase, dẫn đến sự tích tụ acetaldehyde sau khi uống rượu.

Rượu và sinh lý bệnh của vẩy nến

Vẩy nến là một tình trạng viêm mạn tính tự miễn phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số ở Bắc Mỹ. Nó được đặc trưng bởi sự tăng sinh nhanh chóng của lớp biểu bì và có nguyên nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố di truyền và yếu tố bên ngoài như môi trường, chấn thương, nhiễm trùng và hành vi xã hội có ảnh hưởng đến nguồn gốc và lâm sàng của bệnh.

Các bằng chứng mở rộng cho thấy mối tương quan giữa việc uống quá nhiều rượu và bệnh vẩy nến. Lượng rượu và các loại thức uống có cồn khác được tiêu thụ đã chứng minh mang lại nguy cơ cao trong sự phát triển túi xách nam siêu cấp và đợt cấp tính của vẩy nến. Một nghiên cứu gần đây theo dõi 82,869 phụ nữ trong 14 năm cho thấy rằng tiêu thụ nhiều hơn 2,3 lần thức uống có cồn mỗi tuần là một yếu tố nguy cơ đáng kể trong khởi phát bệnh vẩy nến. Hơn nữa, việc lạm dụng rượu ở những bệnh nhân vẩy nến đã được chứng minh làm giảm đáp ứng điều trị.

Cơ chế chính xác của việc các thức uống có cồn làm trầm trọng thêm tình trạng vẩy nến chưa được làm sáng tỏ đẩy đủ. Theo lí thuyết, rượu có thể gây rối loạn chức năng miễn dịch với kết quả là gây ức chế miễn dịch tương đối. Rượu cũng có thể tăng cường sản xuất các cytokine trong quá trình viêm và các chất hoạt hóa chu trình tế bào như cyclin D1 và yếu tố tăng tưởng tế bào sừng (KGF – Keratinocyte Growth Factor), dẫn đến tăng sinh biểu bì. Ngoài ra, tăng nhạy cảm với các yếu tố gây nhiễm trùng bên ngoài thường thấy ở những người nghiện rượu, cũng được biết gây tác động xấu đến sự phát triển của vẩy nến.

Mặc dù môi trường sống và di truyền có thể không thay đổi được, nhưng hành vi xã hội như uống rượu có thể thay đổi bằng các biện pháp can thiệp phù hợp. Một số lượng lớn bằng chứng cho thấy mối tương quan giữa rượu và bệnh vẩy nến – một rối loạn tự miễn đa yếu tố. Không chỉ những thức uống có cồn, trang điểm cũng là một yếu tố góp phần vào sự phát triển của vẩy nến, dẫn đến kháng điều trị. Xác định cẩn thận các yếu tố nguy cơ ở  bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến và cung cấp dịch vụ tư vấn cũng như giáo dục bệnh nhân phù hợp sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ trầm trọng thêm bệnh và đạt kết quả điều trị tốt hơn.