Lão hoá là một vấn đề không thể tránh khỏi. Thực tế, trong vòng năm năm tới 50% dân số Hoa Kỳ sẽ qua tuổi 50 và vì thế lão hoá da cũng là một xu hướng. Ngành thẩm mỹ đã có rất nhiều các biện pháp khác nhau để khắc phục vấn đề về da lão hoá. Song, quá trình lão hoá vẩn diễn ra và như một sự tất yếu của tự nhiên.
Lão hoá da là một vấn đề tất yếu theo tự nhiên
Từ góc độ sinh lý, các chuyên gia chăm sóc da cần hiểu rõ quá trình lão hoá da để có những biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp. Cả hai yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình lão hoá da. Hiểu tường tận những thay đổi sinh lý trong lớp trung bì và lớp biểu bì hữu ích trong nỗ lực nhằm mang lại những hiệu quả chống lão hoá tốt nhất.
Các thành phần da cơ bản
Lớp biểu bì có khả năng đổi mới kỳ diệu và liên tục bằng một quá trình gọi là sự biệt hoá. Trong quá trình này, tế bào đáy biểu bì phát triển triển từ lớp đáy của trung bì trở thành keratinocyte và hình thành lớp vảy ngoài của da. Quá trình này cung cấp tác dụng bảo vệ vững chắc cho da, tránh những tổn thương bên ngoài. Các thành phần bảo vệ bề mặt khác bao gồm: acid béo, chất béo, triglycerides và pH da.
Da được chia thành nhiều lớp. Những lớp này làm việc chung để sửa chữa, bảo vệ và duy trì sự toàn vẹn của da như một toàn thể. Những sự đổi mới của lớp ngoài cùng của da chỉ có thể được thực hiện bằng các hoạt động bên trong. Đó là những thay đổi của nguyên bào sợi, collagen, elastin, mạch máu và mao mạch.
Lớp trung bì chứa một vật liệu độc đáo được gọi là glycosaminoglycans. Glycosaminoglycans và proteoglycans là polysaccharides chuỗi dài sản xuất tự nhiên trong cơ thể, giúp bôi trơn, bảo vệ và thậm chí đến hoạt động tế bào. Ví dụ: acid hyaluronic, dermatan sulfate, và heparin.
Acid hyaluronic trong da
Quá trình lão hoá tự nhiên của da
Lão hóa thực sự là một quá trình tự nhiên và khổng thể ngăn chặn một cách triệt để được. Các tế bào trung bình mất khoảng 28 ngày để hoàn thành cuộc chu kỳ của mình đến bề mặt của da và bong ra, tùy thuộc vào tuổi tác, sức khỏe và ảnh hưởng môi trường. Thực tế, quá trình này bắt đầu suy giảm tự nhiên ở cuối tuổi 20. Ở tuổi 25 sự sản sinh collagen và elastin bắt đầu suy giảm, dẫn đến giảm chậm độ săn chắc và đàn hồi. Tương tự như vậy, quá trình đổi mới của chu kỳ tế bào cũng bắt đầu suy giảm.
Da có chu kỳ thay da, đổi mới tự nhiên kéo dài trung bình khoảng một tháng
Quá trình lão hoá tự nhiên bắt đầu ở lớp đáy của biểu bì. Các thành phần của tế bào đóng vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe và sinh sản của tất cả các tế bào trong cơ thể. Ty lạp thể có trách nhiệm cung cấp năng lượng cho tế bào. Một điều thú vị, trong quá trình thực hiện chức năng của mình, ty thể cũng sản xuất các năng lượng phụ dưới dạng các gốc tự do. Khi còn trẻ cơ thể sử dụng các gốc tự do cho nhiều chức năng quan trọng bao gồm cả duy trì sức khỏe và sự phát triển của cơ bắp, xương và hệ thần kinh. Khi có tuổi, cơ thể mất khả năng loại bỏ lượng gốc tự do dư thừa, các ty lạp hoạt động kém hiệu quả, năng lượng tế bào da bị cạn kiệt và các tổn thương do gốc tự do nội bộ bắt đầu.
Ngoài ra, các tế bào nguyên bào sợi, chịu trách nhiệm cho việc sản xuất collagen và elastin không còn sản xuất collagen và elastin khi một cá nhân đã phát triển đầy đủ. Việc sản xuất collagen và elastin mới được kích hoạt chỉ bằng việc bổ sung từ bên ngoài hoặc do quá trình tự làm lành vết thương.
Thay đổi ở lớp trung bì
Trung bì là nơi quá trình lão hóa bắt đầu xảy ra. Mức collagen và elastin bắt đầu cạn kiệt. Các gốc tự do tạo các liên kết ngang và xơ cứng các sợi, kết quả chức năng đệm cho lớp phía trên giảm, lưu thông máu chậm lại và làm cạn kiệt các mức độ dinh dưỡng thông qua lưu lượng máu đển các tầng dưới của biểu bì.
Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng đóng một vai trò quan trọng trong tỷ lệ lão hoá của da. Ở các giai đoạn khác nhau của cuộc sống, tuổi dậy thì, mang thai và thời kỳ mãn kinh, hormone dao động mạnh trong cơ thể, nhưng vai trò quan trọng trong quá trình lão hoá da xảy ra trong thời kỳ mãn kinh là khi nồng độ estrogen giảm. Mức độ thấp của estrogen làm sản xuất glycosaminoglycan trong lớp trung bì da. Sự giảm glycosaminoglycans dẫn đến sự sụt giảm qúa trình bôi trơn, tạo mềm mại, độ dày và độ sáng khỏe của da.
Thay đổi ở lớp biểu bì
Khi lượng tế bào giảm, một loạt các thay đổi sinh lý cũng bị ảnh hưởng và những thay đổi này trực tiếp ảnh hưởng đến da: kết cấu da thay đổi, không đều màu và da thô ráp. Sự suy giảm này cũng dẫn đến làn da khô. Các chất béo quan trọng trong các lớp trên cùng của da được tạo ra từ sự phân hủy của các tế bào da trong quá trình keratin, vì thế khi quá trình này chậm lại, lớp biểu bì trở nên khô hơn và mỏng hơn. Do việc thiếu sự bảo vệ của thượng bì, da cũng trở nên nhạy cảm hơn với tác nhân kích thích cũng như các liệu pháp trị liệu bên ngoài. Khi quá trình lão hóa tiếp tục, da thiếu sự tái tạo tế bào cũng góp phần vào tăng sắc tố da, thay đổi màu da và không đồng đều về màu sắc tự nhiên.
Giải pháp
Mỗi người có những đặc điểm khác nhau về tuổi tác, thói quen, sức khỏe, di truyền, sử dụng sản phẩm…. nên quá trình lão hoá da cũng khác nhau, đặc điểm chung của lão hoá da là giảm phát triển tế bào, mềm mại, độ ẩm, độ săn chắc và đàn hồi. Nó làm da kém sức sống và một loạt các dấu hiệu lão hóa có thể nhìn thấy bao gồm tăng sắc tố, nếp nhăn và kết cấu không đồng đều.
Để khắc phục quá trình lão hoá, mục tiêu đầu tiên là chăm sóc để giữ cho làn da trẻ trung và khỏe mạnh càng sớm càng tốt. Thứ hai, thúc đẩy tái tạo tế bào khỏe mạnh, ẩm, nuôi dưỡng và bảo vệ. Hiện nay thị trường có những tiến bộ công nghệ tuyệt vời trong lĩnh vực chăm sóc da. Tìm một biện pháp phù hợp với sự nghiên cứu kỹ lưỡng là rất cần thiết.
Tóm lại, lão hóa da không phải là một căn bệnh, nó chỉ đơn giản là một sản phẩm phụ của cuộc sống.Thiết lập kế hoạch điều trị hoàn hảo cần dựa trên sự tư vấn và phân tích để đưa ra biện pháp chăm sóc phù hợp nhất.