Thực phẩm được xem là loại thuốc duy nhất mà một người khỏe mạnh trung bình tiêu thụ mỗi ngày. Hippocrates từng nói: “Hãy để thực phẩm trở thành thuốc và để thuốc trở thành thức ăn của bạn”. Quan điểm này cho thấy được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng để có được sức khỏe tốt và làn da đẹp. Bài viết sẽ tập trung phân tích các thành phần hóa học chính của các thực phẩm đã được chứng minh là mang lại lợi ích cho da, chủ yếu là các tác động của dinh dưỡng với mụn trứng cá, một số tình trạng da liễu phổ biến và hình thức bổ sung.
Hiện nay có nhiều nghiên cứu tương tự được tiến hành để xác định ảnh hưởng trực tiếp của việc sử dụng bổ sung các dưỡng chất khác nhau đến sức khỏe làn da. Năm 2003, một nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 302 người đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh đã thu thập dữ liệu về nồng độ chất dinh dưỡng trong huyết thanh, mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng và các thông số khác như mức độ hydrat hóa, hàm lượng bã nhờn và pH bề mặt, kết quả ghi nhận được mối quan hệ giữa nồng độ vitamin A trong huyết thanh và hàm lượng bã nhờn, pH bề mặt hay mức độ hydrat hóa ở da có liên quan đến việc tiêu thụ chất béo toàn phần, chất béo bão hòa và chất béo bão hòa đơn. Các nhà điều tra kết luận rằng làn da có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng cơ bản.
Dinh dưỡng và mụn
Mụn trứng cá là một trong những tình trạng da liễu phổ biến nhất thường gặp trên lâm sàng, chỉ riêng Hoa Kỳ năm 1998 đã chiếm đến 40 – 50 triệu ca bệnh. Các nghiên cứu dịch tễ học gần đây ở các dân tộc thiểu số hiếm khi bị mụn đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống và nồng độ đường huyết có thể đóng vai trò trong sự phát triển mụn, đặc biệt là do tỷ lệ mụn trứng cá đã tăng lên trong các cộng đồng này khi áp dụng lối sống phương Tây.
Cordain là người đầu tiên thành công trong việc đưa ra giả thuyết rằng chế độ ăn uống góp phần vào sinh lý bệnh của mụn trứng cá được cộng đồng đón nhận. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ thường xuyên và lâu dài các bữa ăn có lượng đường huyết cao có thể gây tăng insulin máu mãn tính dẫn đến kháng insulin, làm tăng nồng độ của yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (IGF-1) và giảm nồng độ yếu tố tăng trưởng giống insulin liên kết protein 3 (IGFBP-3), thúc đẩy tăng sinh keratinocyte và gây chết có chương trình với corneocyte. Các nguyên nhân gây mụn khác như mức độ sản xuất bã nhờn qua trung gian androgen hay quá trình viêm cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Cordain lưu ý rằng insulin và IGF-1 kích thích sự tổng hợp androgen cũng như bã nhờn và ức chế sản xuất hormon sinh dục gắn kết globulin ở gan, làm tăng nồng độ androgen trong tuần hoàn.
Năm 2007, Smith và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ăn ít đường huyết với số lượng mụn trứng cá ở 43 nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 25. Chế độ ăn thử nghiệm trong suốt 12 tuần bao gồm 25% năng lượng từ protein và 45% từ carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp, nhóm chứng được sử dụng nhóm thực phẩm giàu carbohydrate. Kết quả cho thấy nhóm thử nghiệm có số lượng mụn trứng cá, cân nặng và chỉ số khối cơ thể giảm đồng thời độ nhạy insulin cũng cao hơn so với nhóm chứng. Trong thử nghiệm khác trên cùng nhóm tình nguyện viên, Smith và cộng sự cũng so sánh ảnh hưởng của chế độ ăn đường huyết thấp với đường huyết cao trên bệnh nhân bị mụn. Nhóm thử nghiệm tuân theo chế độ ăn nhiều cá có số lượng mụn ít hơn nhóm chứng sau 12 tuần sử dụng, trọng lượng và chỉ số androgen tự do giảm đáng kể, yếu tố tăng trưởng giống như insulin gắn với protein-1 so thì tăng so với nhóm chứng. Theo Logan, chế độ ăn ít chất béo bão hòa cũng như nhiều chất béo không bão hòa đa và chất xơ có thể làm thay đổi nội tiết tố, quá trình viêm và gây mụn. Cá chứa nhiều acid béo không bão hòa đa như omega-3 có tác dụng kháng viêm và giảm mụn.
Kết quả của một cuộc điều tra cho thấy có sự tương quan giữa việc tăng tỉ lệ acid béo bão hòa và chưa bão hòa trong triglyceride trên bề mặt da với sự suy giảm số lượng mụn trong nhóm chứng sau 12 tuần thử nghiệm.. Sự gia tăng các acid béo không bão hòa đơn trong bã nhờn cũng có liên quan đến việc bã nhờn được tiết ra nhiều hơn, nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn về sự tương tác giữa sinh lý của tuyến dầu và chế độ ăn. Cordain kết luận rằng việc tiêu thụ thực phẩm giàu acid béo không bão hòa đa omega-3 (PUFAs) tăng lên sẽ làm giảm tỷ lệ acid béo omega-6 và omega-3, làm giảm viêm và giảm mụn.
Sữa và mụn
Trong một cuộc đánh giá dữ liệu thu được trên 47.355 phụ nữ hoàn thành bảng câu hỏi về chế độ ăn uống ở trường trung học năm 1998 và mức độ nghiêm trọng của mụn ở tuổi vị thành niên do bác sĩ chẩn đoán năm 1989, Adebamowo và cộng sự đã xác định mối quan hệ tích cực giữa mụn và sự tiêu thụ sữa toàn phần và sữa tách béo, mà nguyên nhân được giả thiết là do các hormone và phân tử hoạt tính sinh học có trong sữa.
Năm 2006, Adebamowo và cộng sự báo cáo kết quả của một nghiên cứu đoàn hệ tương lai chứng minh mối liên hệ giữa lượng sữa và mụn trứng cá ở 6094 bé gái từ 9-15 tuổi thực hiện từ năm 1996-1998. Năm 1999, nhóm khảo sát được đánh giá sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá thông qua bảng khảo sát. Kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc sử dụng sữa và phát triển của mụn, mà nguyên nhân chủ yếu được cho rằng do quá trình chuyển hóa của sữa.
Danby – cộng sự của Adebamowo trong các nghiên cứu này – cho rằng nghiên cứu định lượng là cần thiết để xác định khả năng sinh mụn của hormone steroid đến trong tất cả các sản phẩm sữa. Ông cũng lưu ý rằng chế độ ăn trị mụn Perricone gần như không sử dụng sản phẩm sữa mà tập trung nhiều vào các thực phẩm có tính kháng viêm và duy trì nồng độ đường huyết thấp, từ đó cũng lý giải được sự thành công của chế độ ăn kiêng Perricone với làn da.
Iod và mụn
Năm 1967, Hitch đưa ra quan niệm rằng tiêu thụ iod có thể làm trầm trọng thêm mụn. Theo Arbesman, bên cạnh lời giải thích về nội tiết tố, hàm lượng iod trong sữa cũng có thể góp phần vào sự phát triển của mụn. Ông nói thêm rằng hàm lượng cao các hợp chất của iod đã được phát hiện trong sữa ở Đan Mạch, Ý, Na Uy, Anh và Hoa Kỳ do sử dụng iod ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, hàm lượng của chất này trong sữa thay đổi theo vị trí địa lý và theo mùa.
Chocolate và mụn
Nghiên cứu của Fulton và cộng sự đã bác bỏ mối liên hệ giữa chocolate và mụn. Theo Cordain, luận điểm này chưa hoàn toàn chính xác. Bản thân cacao rắn (thành phần trong chocolate) không gây mụn nhưng lượng đường được thêm vào chocolate mới là thủ phạm gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe nếu sử dụng đều đặn và giày LV chính hãng thường xuyên. Bằng chứng cho thấy rằng và đường gây sự glycosyl hóa protein trong da, cuối cùng dẫn đến nếp nhăn da và lão hóa. Điều thú vị hơn, ngoài việc là thủ phạm gây bệnh mụn trứng cá, chocolate được sử dụng trong y học từ những năm 1500 ở Olmec, Maya và Aztec.
Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ là sự lựa chọn tối ưu để nâng cao tổng trạng, sức khỏe làn da và giảm nguy cơ phát triển mụn trứng cá, mà trong đó ăn nhiều trái cây và rau quả luôn được ưu tiên. Theo những nghiên cứu gần đây, các thành phần hóa học trong thực phẩm có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả làn da. Những hợp chất có lợi này được bào chế thành thuốc để thu được tác dụng trực tiếp hơn. Ví dụ, retinoid là một dạng vitamin A từ lâu đã được biết là có tác dụng trị mụn còn carotenoid là một trong những nguồn vitamin A tốt nhất hấp thu được từ các bữa ăn.