DINH DƯỠNG LÀN DA VÀ CHẾ ĐỘ NGƯỜI ĂN CHAY

Acid béo thiết yếu và chế độ ăn chay

Gần 25 năm trước, các nhà điều tra đã thành công định lượng acid béo omega-6 và omega-3 (còn được gọi là acid béo n-6 và n-3) trong phospholipid màng của 41 người trưởng thành mắc bệnh viêm da dị ứng, theo kết quả nghiên cứu này thì nồng độ acid linoleic omega-6 (LA) tăng đáng kể nhưng các chất chuyển hóa của nó giảm, acid omega-3-linolenic (ALA) tăng nhưng không nhiều và các chất chuyển hóa của nó lại giảm đáng kể. Các nhà điều tra cũng xác định được mối liên hệ giữa bệnh chàm và bất thường trong trao đổi chất. Việc bổ sung dầu hoa anh thảo bằng đường uống góp phần điều chỉnh sự chuyển hóa bất thường của omega-6, nhưng không làm thay đổi nồng độ omega-3. Sau đó, Galland phát hiện mối liên hệ giữa acid linoleic và linolenic kém bão hòa do men delta-6 dehydrogenase và bệnh chàm dị ứng và các tình trạng dị ứng khác, cũng như việc các triệu chứng bệnh chàm dị ứng bị suy giảm khi được bổ sung các acid béo thiết yếu trong khẩu phần ăn.

Hai mươi năm trước, các nhà điều tra thực hiện một nghiên cứu mù đôi trong 12 tuần để nghiên cứu tác dụng của việc bổ sung acid béo n-3 trong chế độ ăn uống ở bệnh nhân bị viêm da cơ địa, kết quả cho thấy acid béo n-3 có thể làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh trong thời gian ngắn. Đáng chú ý là nồng độ của hợp chất này suy giảm nhiều ở người ăn chay. Vì vậy, các bác sĩ nên khuyên bệnh nhân của mình thay đổi chế độ ăn uống trong quá trình điều trị bệnh chàm, bên cạnh việc lưu ý trong quá trình tắm gội và dưỡng ẩm cho da.

Nghiên cứu về chế độ ăn uống trong những năm 1980 đã giúp hình thành cơ sở củng cố các nghiên cứu hiện tại về những thành phần có thể dùng để điều trị bệnh chàm da, như dầu hạt cây gai (rất giàu acid béo omega-6 và omega-3), dầu hoa anh thảo và dầu lưu ly, cũng như tầm quan trọng của nồng độ acid béo thiết yếu với những người ăn chay so với người ăn bình thường. Gần đây, Davis và Kris-Etherton đã chỉ ra rằng chế độ ăn chay cung cấp lượng ALA thấp hơn so với LA, lượng EPA và acid docosahexaenoic (DHA) cũng rất thấp làm cho nồng độ các acid béo n-3 chuỗi dài giảm xuống. Với mức độ EPA và DHA thấp như vậy cũng như việc chuyển đổi ALA thành các chất chuyển hóa chuỗi dài hoạt động mạnh hơn EPA và DHA bị cản trở, người ăn chay có thể phụ thuộc nhiều hơn vào chuyển đổi ALA thành chất chuyển hóa khác và nhu cầu tương ứng đối với n-3 acid cũng cao hơn người ăn bình thường.

Năm 2005, các nhà điều tra đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang ở Anh để so sánh nồng độ acid béo trong huyết tương để xác định xem tỷ lệ EPA, acid docosapentaenoic (DPA) và DHA phụ thuộc vào việc tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn (dữ liệu thể hiện qua bảng câu hỏi) hay tỷ lệ LA và ALA trong huyết tương. Kết quả cho thấy có sự khác biệt nhỏ về nồng độ DPA, nồng độ EPA và DHA giảm ở nhóm người ăn chay đồng thời nồng độ DHA tỉ lệ nghịch với LA trong huyết tương. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tổng hợp nội sinh của EPA và DHA tuy thấp nhưng nồng độ n-3 trong huyết tương được duy trì ổn định ở những người không ăn thực phẩm từ động vật. Vì vậy, người ăn chay nên bổ sung EPA và DHA để đảm bảo sức khỏe và có được làn da trẻ đẹp. EPA khi dùng ngoài da cũng được chứng minh là có tác dụng bảo vệ và chống lại quá trình lão hóa.

Người ăn chay và người không ăn chay

Như đã nêu ở trên, những người ăn chay có nồng độ cholesterol, ALA, EPA và DHA trong huyết thanh thấp hơn và hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn so với người không ăn chay. Hơn nữa, những người ăn chay trường có thể có rất ít cholesterol huyết thanh, vì vậy thường có làn da khô hơn người bình thường. Chất béo chính trong bữa ăn nên được lấy từ thực phẩm và các loại dầu giàu chất béo không bão hòa đơn. Khi hàm lượng chất béo không bão hòa đơn chiếm ưu thế, chất béo bão hòa, acid béo dạng trans và acid béo n-6 sẽ cân bằng nhau, tỷ lệ acid béo n-6 với n-3 sẽ cải thiện khi tỷ lệ acid omega-3 tăng lên. Các loại hạt (trừ quả óc chó và bơ), đậu phộng, dầu ô liu, bơ, dầu canola, dầu hướng dương và dầu cây rum chứa nhiều oleic đều có hàm lượng chất béo không bão hòa cao.

Chất béo chưa bão hòa đơn được hấp thu qua thực phẩm toàn phần tốt hơn so với dầu hoặc các loại thực phẩm chức năng, bởi vì thực phẩm toàn phần còn cung cấp một số các chất dinh dưỡng khác. Một số hạt và cây họ đậu (hạt lanh, cây gai dầu, cải dầu, quả óc chó và đậu nành) cũng như thực vật phù du và tảo là nguồn cung cấp chính của ALA. Cá, dầu cá và hải sản là nguồn cung cấp EPA và DHA tốt nhất. Với người ăn chay có sử dụng sản phẩm làm từ sữa, trứng cung cấp 50 mg DHA/trứng nhưng rất ít EPA. Vi tảo và rong biển là nguồn thực vật duy nhất cung cấp acid béo n-3 chuỗi dài. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng nồng độ ở mô của acid béo n-3 chuỗi dài thường bị suy giảm ở người ăn chay. Lượng chất béo bão hòa được hấp thu ít hơn từ 1/3-1/2 và lượng cholesterol nhiều nhất cũng chỉ bằng ½ so với người ăn bình thường.